Quảng cáo truyền hình còn ở vị trí “độc tôn” trong thời đại 4.0?

Quảng cáo truyền hình còn ở vị trí “độc tôn” trong thời đại 4.0?
Rate this post

Trong thời đại công nghệ 4.0, sự chuyển giao mạnh mẽ giữa các công cụ digital marketing và công cụ marketing truyền thống được nhìn nhận một cách rõ nét trong chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nhiều chuyên gia cho rằng sự chuyển dịch này là một “bệ phóng” vững chắc giúp mỗi doanh nghiệp mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Vậy trên thực tế, những công cụ mang tính truyền thống, lâu năm như Quảng cáo truyền hình có còn giữ vững cường độ hoạt động và duy trì “sức hút” mạnh mẽ trong thời đại công nghệ số hóa lên ngôi? Cùng Newday Media tìm hiểu trong bài viết dưới đây với các nội dung chính:

  • Báo cáo về hiệu quả quảng cáo truyền hình tại Việt Nam những năm gần đây.
  • Nắm trọn thuật ngữ quan trọng trong quảng cáo truyền hình
  • Xây dựng kế hoạch quảng cáo truyền hình hiệu quả trong thời đại 4.0

QUẢNG CÁO TRUYỀN HÌNH KHẲNG ĐỊNH CHỖ ĐỨNG VỮNG CHẮC TRONG CHIẾN LƯỢC MARKETING

Người Việt Nam ngày càng có xu hướng sử dụng TV nhiều hơn

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, thời gian sử dụng TV của người Việt đang có xu hướng tăng lên mạnh mẽ. Theo một khảo sát từ Kantar Vietnam, trung bình một người dành ra khoảng 290 phút xem truyền hình mỗi ngày trong thời gian giãn cách xã hội, cao hơn trước thời điểm dịch bệnh khoảng 50 phút.

Bên cạnh đó, nội dung truyền hình cũng ngày một đổi mới, sáng tạo với những nội dung gần gũi cho mọi độ tuổi, giúp gia tăng cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng cho thương hiệu. Có thể thấy, TV vẫn đang là phương tiện truyền thông hữu hiệu, đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người.


Quảng cáo truyền hình có độ tin tưởng cao

Là dạng truyền thông đại chúng chính thống có tương tác một chiều thay vì đối thoại như các trang mạng xã hội hay phương thức quảng cáo kỹ thuật số khác, người xem vẫn coi TV như một nơi cung cấp thông tin đáng tin cậy và dễ tiếp nhận, thuận lợi trong việc định hình nhận thức của khán giả về thương hiệu.

Trong Báo cáo Marketing toàn cầu 2021, Nielsen đã khảo sát và đánh giá mức độ lòng tin của người tiêu dùng đối với các kênh tiếp thị khác nhau. Kết quả cho thấy quảng cáo trên truyền hình hay các chương trình giới thiệu sản phẩm trên truyền hình vẫn giành được lòng tin của đại đa số người tiêu dùng.

Thực tế, tại Việt Nam, trước khi được phát sóng trên TV, nội dung của quảng cáo đều phải thông qua quy trình kiểm duyệt hồ sơ phát sóng kĩ lưỡng và chi tiết của nhà đài, đặc biệt là các đơn vị truyền hình lớn như VTV, THVL, HTV,…


Quảng cáo truyền hình thúc đẩy hiệu quả trong digital marketing và doanh số bán hàng

Khảo sát từ QandMe – một tổ chức nghiên cứu thị trường tại Việt Nam cho thấy, có đến 47% người xem tìm kiếm sản phẩm trên Internet và 35% quyết định mua hàng sau khi được tiếp cận với quảng cáo trên truyền hình.


Chính vì vậy, việc kết hợp phương tiện truyền thông đại chúng như
quảng cáo truyền hình trong mỗi chiến lược marketing sẽ là tiền đề vững chắc giúp doanh nghiệp kiến tạo sự tin tưởng của khách hàng từ đó tạo “bệ phóng” thực hiện hóa các mục tiêu marketing của thương hiệu.

NẮM TRỌN THUẬT NGỮ QUAN TRỌNG TRONG QUẢNG CÁO TRUYỀN HÌNH

Hiểu rõ các thuật ngữ và chỉ số đo lường hiệu quả quảng cáo truyền hình sẽ là cơ sở đầu tiên giúp mỗi doanh nghiệp xây dựng và tối ưu chiến lược marketing trong dài hạn. Cùng Newday Media tìm hiểu ngay:


Reach Truyền hình

Reach là tổng số lượng khán giả đã xem chương trình (hoặc kênh) trong một khoảng thời gian nhất định, chỉ số mang tính cộng dồn và không trùng lặp. Đơn vị tính Reach là tỷ lệ phần trăm % hoặc số tuyệt đối (000) và Do đó, càng có nhiều khán giả khác nhau theo dõi chương trình thì chỉ số Reach càng sao.

Ví dụ: Một chương trình truyền hình phát sóng vào ngày 13/05 đạt 2 triệu hoặc 15%, có nghĩa đã có 2 triệu người tại 4 thành phố lớn xem chương trình truyền hình đó, tương ứng với 15% dân số tại 4 thành phố đó.


TVR (TV Rating)

TV Rating là tổng số lượng khán giả theo dõi chương trình trong mỗi phút, chỉ số này mang tính chất trùng lặp và không cộng dồn. Nếu như Reach cho thấy độ bao phủ của chương trình thì Rating mang đến “chiều sâu” sức hấp dẫn của chương trình đó trong mỗi phút phát sóng.

Ví dụ: Rating của trận đấu bóng đá Nam Việt Nam trong SEA Games 31 đạt 12%, tức có đến 12% dân số tại 4 thành phố lớn đang xem trận đấu trong mỗi phút phát sóng.


GRP (Gross Rating Point)

GRP là tỉ lệ khán giả đã xem/tiếp xúc với một quảng cáo trong toàn bộ chiến dịch, tính trên tổng thể dân số mục tiêu. GRP hay còn được gọi Ratings, chỉ số này cho biết điểm hiệu quả của một kế hoạch quảng cáo truyền hình tổng thể.

GRP = Reach x OTS (trong đó OTS: Opportunity To See là cơ hội nhìn thấy mẫu quảng cáo/chương trình)


SOV (Share of voice)

SOV là độ tương quan truyền thông, tính bằng tỷ lệ phần trăm. SOV cho biết độ nhận diện, tỷ lệ cạnh tranh của thương hiệu bạn so với các thương hiệu khác cùng phát sóng quảng cáo truyền hình trong một thời gian nhất định.

Ví dụ: một thương hiệu mỳ gói sau 6 tháng phát sóng quảng cáo truyền hình nhận về tỷ lệ SOV/tỷ lệ cạnh tranh so với các thương hiệu khác cùng ngành bằng 54%.

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH QUẢNG CÁO TRUYỀN HÌNH HIỆU QUẢ THỜI 4.0

Trong thời đại công nghệ số 4.0 khi mà các kênh digital đang phát triển mạnh mẽ, việc lựa chọn sử dụng công cụ quảng cáo truyền hình trong mỗi kế hoạch marketing không phải điều dễ dàng cho doanh nghiệp khi nguồn ngân sách dành cho hạng mục này thường rất lớn. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp xây dựng một kế hoạch quảng cáo truyền hình tối ưu hiệu quả và chi phí? Cùng tìm hiểu:


Phân tích và nghiên cứu hoạt động quảng cáo truyền hình của ngành

Việc phân tích hoạt động quảng cáo truyền hình của ngành hay cụ thể của đối thủ cạnh tranh sẽ cho doanh nghiệp một bức tranh tổng quan và nền tảng vững chắc để thiết lập mục tiêu và xây dựng kế hoạch quảng cáo hợp lý.

Đối với hạng mục nghiên cứu, doanh nghiệp cần tập trung phân tích các khía cạnh sau:

  • Ngân sách quảng cáo của các đối thủ cạnh tranh trong 1-2 năm gần nhất: xem xét được đối thủ cạnh tranh trực tiếp với thương hiệu đang chi tiêu tăng/giảm bao nhiêu ngân sách qua các năm để từ đó xác định xu hướng của ngành và đề xuất ngân sách phù hợp nhất.

  • Thời điểm quảng cáo: đối với các ngành hàng mang tính thời vụ cao, việc phân tích chính xác thời điểm quảng cáo truyền hình cùng ngành là điểm tựa vững chắc để doanh nghiệp điều hướng và thiết lập timeline triển khai kế hoạch quảng cáo truyền hình một cách thông minh và hợp lý.

  • Cách thức lựa chọn kênh quảng cáo: phân tích đối thủ đang lựa chọn phát sóng quảng cáo truyền hình trên kênh quốc gia, kênh địa phương, chương trình nào được lựa chọn nhiều và thời lượng phát sóng quảng cáo (15s, 30s, pannel 5s).

  • Hiệu quả quảng cáo: hiệu quả quảng cáo được thế hiện qua các chỉ số GRP, OTS, Reach, SOV/SOS,…


Thiết lập mục tiêu và định hướng khách hàng

Dựa trên chiến lược launching/relaunching sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ thiết lập các mục tiêu trong kế hoạch quảng cáo truyền hình liên quan đến các chỉ số: GRP, Reach, SOV, Cost/GRP.

Phân tích rõ đối tượng khách hàng mục tiêu là nền tảng doanh nghiệp lựa chọn kênh và thời điểm phát sóng quảng cáo phù hợp nhất.


Đề xuất kế hoạch quảng cáo truyền hình

Dựa trên mục tiêu liên quan đến chỉ số truyền hình và nhóm khách hàng mục tiêu, thương hiệu lên kế hoạch và triển khai lựa chọn các kênh phù hợp (dựa trên rating chương trình và đo lường thành mục tiêu GRP). Tùy theo chất lượng chương trình lựa chọn và tần suất phát sóng, doanh nghiệp đề xuất các giai đoạn phát sóng định dạng TVC 30s, 15s hay pannel 5s.

  • Với định dạng TVC 30s thường hỗ trợ cho mục tiêu ra mắt và giới thiệu sản phẩm trên thị trường tạo sự tò mò, kích thích từ khách hàng.

  • Với định dạng TVC 15s thường hỗ trợ cho mục tiêu duy trì sức nóng, ghi nhớ về sản phẩm sau giai đoạn ra mắt.

  • Với định dạng pannel 5s thường hỗ trợ cho mục tiêu nhắc nhở và duy trì sự xuất hiện thương hiệu trên truyền hình.


Kết hợp đa kênh trong chiến lược marketing

Kết hợp giữa quảng cáo truyền hình và công cụ marketing khác sẽ làm tăng tối đa hiệu quả của chiến lược marketing.

Việc xây dựng một kế hoạch quảng cáo truyền hình hiệu quả là không dễ dàng, doanh nghiệp cần sở hữu một đội ngũ nghiên cứu dữ liệu và lên kế hoạch dày dặn kinh nghiệm. Với đội ngũ chuyên gia tư vấn chiến lược Marketing và sáng tạo nội dung được đào tạo bài bản trong môi trường quốc tế, cùng kinh nghiệm triển khai thành công các dự án Marketing đa dạng, Newday Media nhận được sự tin tưởng và đồng hành của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước. Vừa qua, chúng tôi thành công khi đề xuất và triển khai kế hoạch quảng cáo truyền hình cho thương hiệu Thép VAS, giúp VAS đánh dấu và khẳng định vị thế thương hiệu sau nhiều năm vắng bóng trên truyền hình.

Chúng tôi đã và đang nỗ lực hết mình để giúp khách hàng đạt được mục tiêu kinh doanh, ROI và quảng bá thương hiệu của mình một cách hiệu quả nhất.

Các dịch vụ mà chúng tôi tự tin cung cấp bao gồm:

  • Tư vấn và triển khai chiến lược Marketing tổng thể

  • Tư vấn và triển khai chiến lược truyền thông thương hiệu

  • Tư vấn và triển khai chiến lược ra mắt sản phẩm mới

  • Tư vấn và triển khai Digital Marketing đa nền tảng

  • Tư vấn và triển khai các chiến dịch PR Campaign và PR cho các sự kiện

  • Dịch vụ Email Marketing, Video Marketing, sản xuất nội dung trên các kênh Social Media

    Để nhận được tư về về dịch vụ Marketing quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại: 0904.033.333/ 0962.577.770 hoặc để lại thông tin theo đường link: 
https://newdaymedia.com.vn/pr-marketing