Nếu bạn đang thắc mắc ngành nào đang có những thay đổi ngoạn mục nhất trong tình hình dịch COVID-19 căng thẳng như hiện nay thì giải quán quân chắc chắn phải thuộc về lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ. Thế nhưng cụ thể đó là những thay đổi gì, tác động như thế nào và lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ đã có những chiến lược kế hoạch marketing trong mùa dịch như thế nào để bắt kịp những biến động từng ngày do cơn đại dịch này gây ra? Nhìn lại tổng quan tình hình hiện tại và lên kế hoạch marketing ứng biến mùa dịch cùng Newday bạn nhé!
1. Thị trường chăm sóc sức khoẻ lên ngôi
Kể từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng nổ tại Việt Nam ngay trong Tết Nguyên đán, khủng hoảng về khẩu trang, nước rửa tay và các sản phẩm có tính năng vệ sinh/ sát khuẩn – những thứ tưởng chừng như chưa bao giờ là hiếm hoi trước đây lại đắt giá đến thế. Vào giai đoạn đầu tiên đó, khẩu trang y tế và khẩu trang N95 “cháy hàng” trên mọi mặt trận. Sau một loạt thông tin chính thống được đưa ra, mức độ tìm kiếm về khẩu trang y tế cũng đã giảm mạnh nhưng vẫn duy trì đều đặn trong suốt hai tháng diễn ra dịch bệnh đến nay. Một điểm đáng lưu ý là sự quan tâm về khẩu trang y tế giờ đây đã nhường chỗ cho khẩu trang vải nhờ những khẳng định về khả năng phòng trừ dịch bệnh tương đương của Bộ Y tế.

Nhu cầu tìm kiếm về khẩu trang tăng vọt vào thời điểm bùng nổ dịch bệnh tại Việt Nam và vẫn đang là mốt quan tâm thường nhật của mọi người trong mùa dịch. (Nguồn: Google Trends)
Đi cùng nhu cầu về khẩu trang chính là nước rửa tay và các sản phẩm diệt khuẩn với hai giai đoạn đỉnh điểm là cuối tháng 1 (khi dịch vừa bùng nổ) và đầu tháng 3 (giai đoạn 2 của dịch khi phát hiện bệnh nhân số 17).

Hướng tìm kiếm về các sản phẩm sát khuẩn tương ứng với các giai đoạn dịch bùng phát tại Việt Nam. (Nguồn: Google Trends)
Các biện pháp tăng cường sức đề kháng và Vitamin C là mối quan tâm từ những ngày đầu tiên, đến nay vẫn duy trì ở mức độ cao.

Nhu cầu về vitamin C cũng như các biện pháp vẫn duy trì ở mức độ cao kể từ khi dịch bùng phát đến nay. (Nguồn: GoogleTrends)
2. Điều chỉnh kế hoạch Marketing điều bạn nên làm ngay lúc này?
Với tình hình như trên, có thể thấy thách thức lớn nhất của các công ty trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ hay sản phẩm y tế trong thời điểm hiện tại là kiểm soát nguồn cung, để từ đó có sự điều chỉnh phù hợp trong chiến lược Marketing. Hãy cùng xem lại một kế hoạch marketing lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ cơ bản gồm những thành phần nào nhé.

Những yếu tố cơ bản trong chiến lược marketing lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ. (Nguồn: hirschhealthconsulting.com)
Dựa vào sơ đồ này, ta có thể phân loại hoạt động marketing ngành dược trong mùa dịch COVID-19 thành hai nhóm chính:
– Nhóm ít bị ảnh hưởng: Unique brand, Employer marketing, Physician Referral, Internal marketing
– Nhóm bị ảnh hưởng nhiều: Marketing Plan, Online marketing, Traditional Media, PR
Theo đó, các nhóm ít bị ảnh hưởng sẽ không cần điều chỉnh hoạch Marketing vốn có hoặc vẫn duy trì nhưng ở mức độ thấp hơn trong nguồn ngân sách và tình hình công ty. Bởi dù trong hoàn cảnh nào thì các gợi ý/ giới thiệu từ bác sĩ và trải nghiệm của bệnh nhân vẫn là một trong những yếu tố quan trọng để duy trì độ nhận biết cũng như sự tin tưởng của khách hàng đối với một thương hiệu trong ngành đặc thù như dược và y tế. Riêng trong mùa dịch, các marketer có thể cân nhắc cắt giảm một số hoạt động marketing ở các kênh này nhưng không thể hoàn toàn xóa bỏ.
Với các nhóm kênh chịu tác động nhiều bởi mùa dịch, dưới đây là từng bước gợi ý của các chuyên gia Marketing để điều chỉnh kế hoạch của doanh nghiệp mình cho phù hợp.
Bước 1: Lựa chọn thông điệp truyền thông
– Trong thời điểm COVID-19, lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ có thể được xem là trung tâm theo dõi của mọi người, và các thông điệp mà bạn truyền tải dường như sẽ có sức nặng hơn. Dù bạn là công ty hoạt động trong lĩnh vực nào của ngành y tế (bệnh viện, dược phẩm, thiết bị y tế…) thì điều đầu tiên cần làm chính là xác định thông điệp truyền thông rõ ràng.
– Kịp thời cập nhật đến khách hàng, các bộ phận trong công ty, cũng như các đối tác về định hướng của doanh nghiệp trong tình hình hiện tại, các thay đổi để “phản ứng nhanh”, hoặc các chính sách hỗ trợ nếu có.
– Củng cố niềm tin thương hiệu: Hãy gắn kết thương hiệu với tình hình hiện tại, nhấn mạnh lại sứ mệnh của thương hiệu, xây dựng hình ảnh tích cực, đáng tin cậy, và sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng trong tình hình dịch bệnh phức tạp.
Bước 2: Chuyển hướng trọng tâm kế hoạch Marketing vào kênh Digital
– Đã đến lúc các marketer lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ thực hiện một cuộc “cách mạng số” và mùa dịch này chính là sự thúc đẩy mạnh mẽ nhất.
– Khi mà cả nước đang trong thời gian 15 ngày cách ly toàn xã hội thì một số hoạt động marketing truyền thống như billboard, poster tại các điểm bán như hiệu thuốc, bệnh viện… đã không còn hiệu quả. Thay vào đó, các marketer cần nhanh chóng chuyển mình sang kênh Digital marketing với những ưu điểm như dễ theo dõi hành trình và phản hồi của khách hàng, chi phí tiết kiệm, chủ động tối ưu chi phí dựa trên hiệu quả hoạt động…
– Bên cạnh duy trì những nội dung thường xuyên thì doanh nghiệp/ thương hiệu nên có các bài viết phân tích về tình hình hiện tại, cung cấp các kiến thức hữu ích về tình hình dịch bệnh cũng như định hướng của thương hiệu trong thời điểm hiện nay.
– SEO (organic marketing): Là một công cụ marketing dài hạn, bạn vẫn nên duy trì các hoạt động SEO mình. Bạn có thể xem mùa dịch này như một cơ hội để bạn đánh giá lại tổng quan và đầu tư hơn cho SEO. Nhớ đừng quên cập nhật những xu hướng mới để đón đầu ngay sau mùa dịch này qua đi nhé.
– Social media: Mọi người đang có nhiều thời gian rảnh rỗi để online nên chắc chắn thương hiệu của bạn sẽ không thể “đứng yên”. Trong thời điểm hiện tại, nhu cầu tìm đọc về các chủ đề sức khỏe tăng cao nên hãy chắc rằng bạn không bỏ lỡ cơ hội mang đến những thông tin hữu ích, đồng thời tăng sự hiện diện, mức độ yêu thích cho thương hiệu.
– Paid search marketing (SEM): Nếu sản phẩm/ dịch vụ của bạn có được quan tâm nhiều hoặc vẫn hoạt động trong mùa dịch thì bạn nên tiếp tục các chiến dịch quảng cáo tìm kiếm của mình.
– Paid display: Nếu bạn đang trong quá trình xây dựng hình ảnh thương hiệu hoặc đang chạy một chiến dịch branding/ CSR (trách nhiệm xã hội) thì các kênh quảng cáo trên GDN, Youtube, hoặc ad network sẽ là cần thiết. Còn nếu bạn đang tập trung vào việc mang lại doanh số bán hàng thì bạn có thể sẽ cần cân nhắc nhiều hơn về thông điệp bán hàng và một số các ưu đãi để tăng động lực mua.
– Các kênh quảng cáo truyền thống: Một số kênh như TV, radio vẫn sẽ hữu ích nếu bạn muốn tăng nhận diện thương hiệu.
Bước 3: Duy trì và phát triển các kênh tương tác trực tiếp với khách hàng
– Các thông tin về sức khỏe – y tế chắc chắn là những chủ đề được quan tâm nhất trong thời điểm hiện tại. Và đây cũng chính là cơ hội để bạn tương tác với khách hàng nhiều hơn thông qua các chiến lược content marketing hữu hiệu.
– Tổ chức các buổi livestream, webinar thay thế cho các sự kiện offline hoặc chỉ đơn giản là để cập nhật cho mọi người những thông tin sức khỏe hữu ích.
– Email marketing, telemarketing, kết hợp với việc tăng cường gắn kết, tư vấn cho khách hàng từ xa.
– Xây dựng các cộng đồng cung cấp thông tin về sức khỏe thông qua Facebook, Zalo, hoặc influencer để cung cấp thông tin hữu ích và tương tác với khách hàng nhiều hơn việc truyền tải thông điệp một chiều.
3. Xu hướng và cơ hội mới từ mùa dịch COVID-19
Dù COVID-19 có là một cơn bão bất ngờ ập đến mà chẳng ai muốn đối mặt thì cũng không thể phủ nhận những tác động thay đổi thị trường. Bên cạnh những thách thức mà các doanh nghiệp phải vượt qua thì vẫn có những xu hướng và cơ hội mới được hình thành. Liệu bạn có phải là một nhà tiên phong để đón đầu cho một chiến lược hoàn toàn mới cho thương hiệu của mình chăng?
3.1 . Các kênh bán hàng mới: O2O và E-commerce
Xu hướng lớn nhất của bất kể mọi ngành nghề sau cơn bão COVID-19 chính là sự phát triển của các kênh bán hàng mới như thương mại điện tử và O2O (online to offline). Nếu trước đây, các ngành đặc thù như y tế, chăm sóc sức khỏe, dược phẩm thường được bán qua các kênh truyền thống như bệnh viện, hiệu thuốc, cửa hàng chuyên dụng thì xu hướng mua thuốc online – giao hàng ngay sẽ ngày một phát triển hơn.
Tại Việt Nam đã có Now tiên phong với dịch vụ này nhưng từ sau COVID-19, chắc chắn kênh phân phối này sẽ càng được biết đến và ưa chuộng hơn.
3.2. Các cộng đồng trao đổi thông tin về sức khỏe
Giữa tình hình dịch bệnh, người dùng Internet đang cảm nhận được hơn bao giờ hết tầm quan trọng của những nguồn thông tin y tế chính thống. Những website cập nhật thông tin sức khỏe thường xuyên, là một kênh cộng đồng hữu ích để cùng nhau trao đổi các kiến thức về y tế với sự kiểm chứng từ các bác sĩ hoặc chuyên gia… Hãy kết hợp những nỗ lực này vào kế hoạch Digital marketing để thật sự mang đến những giá trị mới cho khách hàng.
3.2. Dịch vụ y tế từ xa

Với sự phát triển của internet và công nghệ, việc được tư vấn sức khỏe mà không cần phải đến bệnh viện hay phòng khám không còn là một điều khó khăn. Đặc biệt tình hình dịch bệnh này đã cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của việc hạn chế giao tiếp nên các dịch vụ tư vấn từ xa chắc chắn sẽ ngày một lên ngôi.
Dù không phải là ngành chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cơn đại dịch nhưng các hoạt động marketing ngành dược nói riêng hoặc chăm sóc sức khỏe, y tế nói chung chắc chắn vẫn sẽ đứng trước những thách thức phải thay đổi nếu không muốn bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua căng thẳng này.
Là một Digital Marketing hàng đầu với nhiều chiến dịch thành công, Newday Media sẽ cùng bạn vượt qua những thách thức của đại dịch COVID-19 này và sẵn sàng cho một kế hoạch phục hồi mạnh mẽ nhất. Liên hệ ngay Newday Media để được tư vấn những gói chiến dịch hiệu quả nhất cho doanh nghiệp của bạn nhé!